Thị trường Qatar
Thị trường Qatar
Qatar là một trong 6 quốc gia vùng Vịnh. Dân số theo thống kê năm 200 khoảng 1,4 triệu người, đứng thứ 148 trên thế giới; Diện tích củaCa-ta là 11.437 km2, đứng thứ 164 trên thế giới. Năm 2007, GDP bình quân đầungười của Ca ta khoảng 70.000USD. Ca ta có nguồn dầu mỏ phong phú, là nguồn thu ngoại tệ chủ yếu của nền kinh tế. Kinh tế Ca ta đang phát triển với tốc độnhanh, việc đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ việc phát triển các ngành kinh tế được đặc biệt ưu tiên.
Tôn giáo chính thống là đạo Hồi.
Đồng tiền: QatarRial. 1USD = 3.65 QAR
Khí hậu: Sa mạc, nắng nóng, nhiệt độ cao nhất vào mùa Hè cóthể lên tới trên 500C.
Dân số và lao động ít trong khi nhu cầu xây dựng và phát triển kinh tế cao, Ca ta đã và đang cần rất nhiều lao động nước ngoài để phục vụ cho công cuộc phát triển đất nước. Lao động nước ngoài chiếm số đông trong lực lượng lao động của Ca ta, chủ yếu là những người đến từ các nước Nam á và các quốc gia A rập khác không có nguồn dầu mỏ phong phú.
Tuyệt đại bộ phận lao động Việt Nam làm việc tại Ca – ta trong lĩnhvực xây dựng. Mức lương cơ bản vào khoảng 190USD/tháng đối với lao động không nghề và khoảng từ 250USD/tháng trở lên đối với lao động có nghề. Ngoài ra, người lao động đều có giờ làm thêm nên có mức thu nhập đối với lao động phổ thông vào khoảng 250USD/tháng và lao động có nghề khoảng 400USD/tháng.
Để phục vụ nhu cầu phát triển trong nước, Ca-ta cần tiếp nhận nhiều lao động từ nước ngoài, đặc biệt trong lĩnh vực xây dựng.
Hiện nay đã có 1 cán bộ của Cục Quản lý lao động ngoài nước sang làm việc tại Đại sứ quán Việt nam tại Ca ta phụ trách công tác quản lý laođộng.
Thị trường Các Tiểu vương quốc A-rập Thống nhất (UAE)
UAE là một trong 6 quốc gia vùng Vịnh. Dân số theo thống kê năm 2008 khoảng 5,4 triệu người. Diện tích của UAE là 83.600 km2, đứng thứ 116 trên thế giới. Năm 2007, GDP bình quân đầu người khoảng 50.000USD. UAE bao gồm7 tiểu vương trong đó thủ đô là Abu Dahbi, thành phố lớn nhất là Du bai. UAE có nguồn dầu mỏ và khí đốt phong phú. Đất nước này bắt đầu trở lên thịnh vượng từsau khi có nguồn đầu tư nước ngoài từ những năm 1970. Hiện nay UAE là một nướccông nghiệp hoá cao và là một trong những nước phát triển nhất trên thế giới.Bên cạnh nguồn dầu mỏ và khí đốt phong phú vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, UAE đã đa dạng hóa nền kinh tế thông qua việc mở rộng ngành xây dựng,sản xuất chế tạo và dịch vụ.
Khí hậu: mang khí hậu đặc trưng của các nước Vùng Vịnh, sa mạc và nắng nóng.
Đồng tiền: UAE Dirham. 1USD = 3.67AED
UAE có khoảng 3,11 triệu lao động nước ngoài đến từ 202 quốc gia, trong đó lao động ấn Độ chiếm đa số (khoảng 1,5 triệu người). Các công tyXKLĐ Việt Nam bắt đầu ký hợp đồng cung ứng lao động cho thị trường UAE từ năm 1995.
Đã có 64 doanh nghiệp xuất khẩu lao động đưa lao động sang UAE làm việc. Hiện nay, số lượng lao động Việt Nam đang làm việc theo hợp đồng khoảng 9.500 người, ngành nghề chủ yếu của lao động ta là xây dựng, cơ khí xây dựng, đóng tàu, dịch vụ khách sạn, điện lạnh, thuỷ sản,nhựa, may mặc, salon,...
Thu nhập của người lao động tại UAE vào khoảng 245 USD/tháng đối với lao động phổ thông và 300USD/tháng đối với lao động có nghề.
Hiện nay, đã có cán bộ của Bộ Lao động – Thưong binh và Xã hội phụ trách công tác quản lý lao động tại UAE được cử sang làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại UAE.
Thị trường A rập Xê út
A rập Xê út là một nước vùng Vịnh có diện tích 2,1 triệukm2, đứng thứ 14 trên thế giới và dân số khoảng 27,6 triệu người, đứng thứ 46trên thế giới. A rập Xê út là nước xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu trên thế giới. Xuất khẩu dầu mỏ là nguồn thu chính của quốc gia. Thu nhập bình quân đầu người là20.700USD/tháng (năm 2007). Là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới.
Khí hậu sa mạc, nắng nóng.
Tôn giáo: Hồi giáo. Các tôn giáo khác bị cấm hoạt động công khai.
Đồng tiền: Saudi Riyal. 1USD = 3,75 SAR
Với số lượng dân số ít và nhu cầu phát triển kinh tế cao nên A rập Xê út cần nhiều nhân công nước ngoài. Người nước ngoài làm việc tại A rậpXê út đến từ các nước Nam và Đông Nam Á, chủ yếu là lao động không nghề hoặc bán nghề. Nhu cầu tiếp nhận lao động giúp việc gia đình rất lớn.
Ta bắt đầu đưa lao động sang A-rập Xê-út từ tháng 8 năm2003. Hiện tại có khoảng 6.800 lao động đang làm việc tại A-rập Xê-út, với ngành nghề chủ yếu là xây dựng và một số lao động nữ làm việc tại gia đình.